Khu Công nghệ cao TP.HCM tái lập cơ chế một cửa tại chỗ
Chị P.P.P (32 tuổi), trọ tại 78E đường số 12, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM, cho biết những ngày này đang đi tìm chỗ ở mới. Lý do mà chị P. đưa ra là vì không thể chịu nổi tiền điện ở nơi trọ hiện tại.Nhóm phượt thủ phóng mô tô tốc độ gần 300 km/giờ, còn lên mạng ‘khoe chiến tích’
Với những món bánh thơm ngon, giá cả phải chăng, khu chợ trở thành điểm đến yêu thích của không chỉ người Hồi giáo mà còn của nhiều bạn trẻ không theo đạo, tò mò muốn tìm hiểu về ẩm thực và văn hóa của cộng đồng này.Năm nay, chợ diễn ra hàng ngày từ 13 giờ chiều đến khi mặt trời lặn, từ ngày 28.2 đến 30.3. Nguyễn Thị Minh Như, sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho biết đây là lần đầu tiên cô đến tham quan chợ Hồi giáo. Như nghe nói về khu chợ qua mạng xã hội, thấy nhiều người rỉ tai nhau rằng chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon của người Hồi giáo, thế là quyết định ghé thử một lần.Khi đến chợ, Như ngạc nhiên khi thấy đông đảo bạn trẻ vừa đi vừa tìm hiểu về các món ăn, quay phim và chụp ảnh. "Mình không ngờ là có nhiều người đến đây như vậy. Đặc biệt, mình được người bán giới thiệu những món bánh như bánh gan, saykaya và plata, không chỉ thơm ngon mà giá lại rất rẻ, chỉ từ 5.000 – 20.000 đồng/cái", Như chia sẻ.Một trong những điều thú vị mà Như phát hiện chính là sự sáng tạo trong các món ăn. Do đạo Hồi không ăn thịt heo, các món ăn được biến tấu rất độc đáo. Chẳng hạn, bún riêu không phải nấu với thịt heo mà thay vào đó là cua, xương gà... Còn các món bánh thì đều có nước dừa bùi bùi, thơm thơm, khiến ai cũng mê mẩn khi thử một lần.Ở một góc chợ, Saly (20 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), đang chuẩn bị bánh để bán. Cô cho biết mình làm hơn 10 loại bánh, tất cả đều là những món truyền thống của người dân ở đây. "Chợ này không chỉ là nơi bán đồ ăn, mà còn là nơi gắn kết cộng đồng. Khu nhà mình có hơn 3.000 người dân sinh sống và luôn duy trì các phong tục truyền thống qua từng thế hệ, từ ẩm thực, trang phục…", Saly chia sẻ.Theo Saly, khu chợ ẩm thực này không chỉ dành cho những người theo đạo Hồi, mà còn thu hút rất nhiều khách không theo đạo. "Có những người không phải là tín đồ Hồi giáo nhưng vẫn đến vì đồ ăn ngon và vì muốn tìm hiểu về văn hóa đặc sắc của chúng mình", Saly nói thêm.Cô gái nói trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo thực hiện nghi thức ăn chay và chỉ ăn uống trong hai bữa chính: Suhoor (bữa ăn trước bình minh) và Iftar (bữa ăn vào lúc hoàng hôn). Còn lại mọi người phải nhịn ăn và uống từ sáng cho đến khi mặt trời lặn, chính vì vậy, khu chợ này trở thành điểm đến quan trọng để mua sắm…"Chợ bày bán rất nhiều món ăn ngon như trà, sương sáo, khoai mì nướng… Món nào cũng thơm ngon. Mọi người luôn cố gắng mang đến những món ăn mới lạ để các bạn có thể khám phá", Saly cho biết. Cô cũng chia sẻ rằng mỗi người trong khu chợ này đều có phong cách làm bánh riêng, tạo nên sự đa dạng và độc đáo cho từng món ăn.Vào lúc 18 giờ 10 hằng ngày, khi mặt trời lặn, mọi người sẽ cùng nhau "xả chay", tức là ăn uống bình thường. Phụ nữ quây quần cùng nhau dùng bữa, còn đàn ông thì đến thánh đường làm lễ. Sau đó, cả gia đình Saly sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị món ăn cho ngày hôm sau. "Chúng mình coi đây là một nét văn hóa rất đặc biệt, nơi không chỉ có những món ăn ngon mà còn là dịp để gắn kết cộng đồng, giữ gìn truyền thống qua mỗi ngày lễ", Saly chia sẻ.Ha (19 tuổi), ngụ tại đường Dương Bá Trạc, Q.8 (TP.HCM), cũng tham gia giúp gia đình buôn bán trong tháng Ramadan. Mỗi ngày từ 11 đến 12 giờ, cô sẽ trông quầy nước trái cây cho đến khi hết hàng. Với những món ăn ngon, giá cả phải chăng và không khí vui vẻ, Ha tin rằng đây sẽ là điểm đến lý tưởng để mọi người cùng chia sẻ và khám phá vẻ đẹp của ẩm thực và văn hóa Hồi giáo.
Có một Hà Nội trong hương sung rất khác
Theo TechRadar, các chuyên gia an ninh mạng từ ESET đã phát hiện một chiến dịch mới có tên DeceptiveDevelopment từ các nhóm tin tặc được cho từ Triều Tiên. Các nhóm sẽ này giả danh nhà tuyển dụng trên mạng xã hội để tiếp cận các lập trình viên tự do, đặc biệt là những người đang làm việc với các dự án liên quan đến tiền mã hóa.Mục tiêu chính của chiến dịch này là đánh cắp tiền mã hóa, tin tặc sẽ sao chép hoặc tạo hồ sơ giả mạo của các nhà tuyển dụng và liên hệ với lập trình viên thông qua các nền tảng tuyển dụng như LinkedIn, Upwork, hay Freelancer.com. Chúng sẽ mời lập trình viên tham gia một bài kiểm tra kỹ năng lập trình như một điều kiện để được tuyển dụng.Những bài kiểm tra này thường xoay quanh các dự án về tiền mã hóa, trò chơi có tích hợp blockchain hoặc các nền tảng cờ bạc sử dụng tiền mã hóa. Các tập tin của bài kiểm tra được lưu trữ trên các kho lưu trữ riêng tư như GitHub. Khi nạn nhân tải xuống và chạy dự án, phần mềm độc hại có tên BeaverTail sẽ được kích hoạt.Tin tặc thường không chỉnh sửa nhiều trong mã nguồn của dự án gốc mà chỉ thêm mã độc vào những vị trí khó phát hiện, chẳng hạn như trong mã nguồn máy chủ (backend) hoặc ẩn trong các dòng chú thích. Khi được thực thi, BeaverTail sẽ tìm cách trích xuất dữ liệu từ trình duyệt để đánh cắp thông tin đăng nhập, đồng thời tải xuống một phần mềm độc hại thứ hai có tên InvisibleFerret. Phần mềm này hoạt động như một cửa hậu (backdoor), cho phép kẻ tấn công cài đặt AnyDesk - một công cụ quản lý từ xa giúp thực hiện thêm nhiều hoạt động sau khi xâm nhập.Chiến dịch tấn công này có thể ảnh hưởng đến người dùng trên cả các hệ điều hành Windows, macOS và Linux. Các chuyên gia đã ghi nhận nạn nhân trên toàn cầu, từ các lập trình viên mới vào nghề đến những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm. Chiến dịch DeceptiveDevelopment có nhiều điểm tương đồng với Operation DreamJob, một chiến dịch trước đó của tin tặc nhắm vào nhân viên ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng để đánh cắp thông tin mật.
Thạc sĩ Lưu chia sẻ thêm: “Công việc mơ ước thời bé sẽ là động lực để chúng ta cố gắng ở hiện tại và tương lai. Nó có thể là nền tảng để chúng ta định hướng nghề nghiệp từ sớm. Tuy nhiên, nó cũng không quá quan trọng. Nếu ai đó không có ước mơ về một nghề nghiệp hồi bé hoặc ước mơ và thực tại khác xa cũng không sao. Quan trọng là bạn biết mình phù hợp với nghề nghiệp nào và đang nỗ lực từng ngày để trưởng thành”.
Du học Hàn Quốc bằng tiếng Anh được không?
Ngày 24.1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03) Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Hồng Thiết (42 tuổi), Hoàng Mạnh Cường (32 tuổi, cùng quê tỉnh Yên Bái), Huỳnh Ngọc Cẩm Như (33 tuổi, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), Nguyễn Thị Hồng Loan (30 tuổi, quê tỉnh Lào Cai) và Nguyễn Hoàng Yến Trang (30 tuổi, quê An Giang) để điều tra về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.Trước đó, ngày 25.12.2024, PC03 phối hợp Công an H.Hóc Môn phát hiện thùng container trên xe đầu kéo, dừng trước nhà kho trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng có biểu hiện nghi vấn nên kiểm tra.Qua đó, công an phát hiện bên trong là hàng hóa nhập lậu gồm thực phẩm, dung dịch tẩy rửa, phụ gia thực phẩm, pin Lithium Ion, tủ lạnh... ước tính trị giá hàng tỉ đồng, không khai báo hải quan.Kết quả mở rộng điều tra cho thấy, thùng container nói trên trước đó được Công ty TNHH Hoa Ban Mai khai báo nhập khẩu, theo tờ khai hải quan số 106824900600/A11 ngày 24.12.2024.Quá trình điều tra, công an phát hiện đây là đường dây vận chuyển trái phép hàng hóa do Phạm Hồng Thiết cầm đầu. Thiết tổ chức, thành lập các công ty ma, thực hiện khai báo gian dối, nhập khẩu trái phép hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam để tiêu thụ.Hiện vụ việc đang được Công an TP.HCM mở rộng điều tra, làm rõ.